ngoche

Lý Phi Cường là sinh viên ngànhcông nghệ kỹ phương trình tiếp tuyến

【phương trình tiếp tuyến】Thành tích đáng ngưỡng mộ của chàng thủ khoa đại học

Lý Phi Cường là sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Trong suốt thời gian học đại học,ànhtíchđángngưỡngmộcủachàngthủkhoađạihọphương trình tiếp tuyến Cường luôn đặt ra mục tiêu cụ thể và lên kế hoạch rõ ràng.

"Mình tự quan sát, nhìn nhận, đánh giá bản thân để biết điểm mạnh, yếu, từ đó có hướng khắc phục hay phát huy tốt. Bên cạnh đó, mình thấy rằng tự học giúp ích rất tốt trong việc trang bị những kiến thức, kỹ năng còn thiếu hụt", Cường chia sẻ.

Thành tích đáng ngưỡng mộ của chàng thủ khoa đại học - Ảnh 1.

Lý Phi Cường là thủ khoa đầu ra năm 2023 của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

NVCC

Chính vì vậy mà trong 4 năm học vừa qua, nam sinh này đã nhận 7 học bổng khuyến khích học tập của trường. "Vì ba mẹ làm nông vất vả, công việc quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", thế nên ngay từ đầu mình luôn cố gắng đạt học bổng để trang trải phần nào chi phí, bớt gánh nặng tiền bạc cho gia đình", Cường tâm sự.

Nhắc đến những thử thách trong quá trình học tập, Cường cho rằng khó khăn nhất là vào thời điểm làm đồ án tốt nghiệp. Với đề tài đồ án tốt nghiệp là "Thiết kế mô hình và bộ điều khiển từ xa cho robot cáp nối tiếp 6 bậc tự do" được Cường cùng 2 bạn sinh viên khác đảm nhận. Cường kể: "Tụi mình phải mô phỏng và tiến hành thực nghiệm trên mô hình này. Thử thách đầu tiên là tìm hiểu về các thiết bị điều khiển từ xa. Đây là công nghệ còn mới mẻ ở VN và mình được thầy hướng dẫn hỗ trợ mua thiết bị ở nước ngoài. Nhờ sự nỗ lực, kiên trì đọc nhiều sách, báo từ các nhà cung cấp thiết bị, tụi mình cũng đã tìm được cách tiếp cận và hiểu rõ về nó. Cảm xúc vỡ òa khi thiết lập, chạy được thiết bị".

Sau đó, cả nhóm tiến hành thí nghiệm mô hình trên hệ thống thực. Cường cho biết hệ thống thực hoạt động gần như không giống mô phỏng. Mô phỏng thì khá lý tưởng, không có hiện tượng như nhiễu, các vấn đề cơ khí liên quan xảy ra… Còn hệ thống thực thì ngược lại. Thời điểm này nhóm phải làm việc cật lực từ sáng đến tối muộn. Nhờ đó mà dần khắc phục lỗi trên mô hình và đạt được mục tiêu đề ra. Đồ án được giảng viên đánh giá cao và đạt 9,3 điểm.

Tiến sĩ Trần Đức Thiện, giảng viên Khoa Điện - Điện tử, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nhận xét: "Đề tài của nhóm Cường khá khó, yêu cầu nhiều kiến thức liên quan, bao gồm cả về robot, điện và cơ khí. Đề tài tuy khó, nhưng Cường cùng 2 bạn đã kiên trì, làm việc nhóm hiệu quả để đạt được thành công, rất đáng khen".

Những năm vừa qua, Cường đã gặt hái được nhiều thành tích như: danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cấp trường năm học 2019 - 2020 và 2021 - 2022, giải nhì cuộc thi học thuật "Áp dụng phần mềm GENESIS64 SCADA", tác giả bài báo khoa học viết về hệ thống điều khiển từ xa cho robot 3 bậc tự do đăng trên tạp chí quốc tế uy tín... 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap